Viêm họng hạt là tình trạng niêm mạc họng bị viêm nhiễm nặng
Viêm họng hạt là một căn bệnh khá phổ biến trong các bệnh lý liên quan tới đường hô hấp. Bệnh không chỉ gây ra những triệu chứng vô cùng khó chịu mà còn có nguy cơ dẫn tới những biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.
Viêm họng hạt là gì?
Viêm họng hạt là tình trạng niêm mạc họng bị viêm nhiễm kéo theo các lympho tại đây phải làm việc quá sức dẫn tới sưng to hình thành các hạt trong họng.
Bạch cầu lympho là tổ chức đảm nhận nhiệm vụ chiến đấu, chống lại những tác nhân gây bệnh như virus, vi khuẩn, ký sinh trùng hay nấm… từ bên ngoài xâm nhập vào cơ thể. Chính sự “tấn công” này khiến lympho phải hoạt động với tần suất lớn và suy yếu dẫn đến tình trạng bệnh.
Cụ thể, các lympho trong họng thông thường đảm nhận nhiệm vụ loại bỏ, tiêu diệt các tác nhân gây bệnh xâm nhập qua vùng hầu họng nhưng do sức chống đỡ suy giảm, lympho phình to ra và bị viêm nhiễm trở thành các hạt trong họng.
Tình trạng bệnh được chia làm hai dạng:
- Viêm họng hạt cấp tính: Các triệu chứng chưa thực sự rõ ràng, người bệnh có thể không phát hiện ra bệnh lý. Nếu không được điều trị hiệu quả, tình trạng cấp tính có thể chuyển sang mãn tính.
- Viêm họng hạt mãn tính: Tại giai đoạn này, các biểu hiện của bệnh đã trở nên rõ rệt hơn, tổ chức lympho trong họng sưng to dễ nhận biết.
Viêm họng hạt có nguy hiểm không?
Trả lời cho vấn đề này, Thầy thuốc ưu tú, BS CKII Lê Phương, Phó Giám đốc chuyên môn Nhất Nam Y Viện cho biết: “Khi viêm họng hạt đã phát triển nghiêm trọng, người bệnh không tránh khỏi nguy cơ phải đối mặt với hàng loạt những biến chứng vô cùng nguy hiểm”. Vậy những biến chứng đó là gì?
Áp-xe họng
Viêm nhiễm kéo dài tại vùng họng trong khi các tổ chức lympho - công cụ chống đỡ của cơ thể đang gặp vấn đề sẽ hình thành các ổ áp-xe tại đây.
Áp-xe là một bọc mủ hình thành trong các mô của cơ thể. Khi không được xử lý hiệu quả, chúng sẽ như một “quả mìn” âm ỉ trong cơ thể có thể bục ra bất cứ lúc nào kéo theo luồng viêm nhiễm.
Viêm amidan
Amidan cũng được coi là một rào cản chống đỡ lại những tác nhân gây hại xâm nhập vào cơ thể. Cơ quan này lại nằm ngay bên trong họng. Do đó khi họng bị viêm nhiễm, nếu không được điều trị dứt điểm, tình trạng viêm nhiễm có thể dễ dàng lây lan sang amidan.
Viêm xoang, viêm mũi, viêm tai giữa
Tai - Mũi - Họng là bộ ba có ảnh hưởng trực tiếp tới nhau. Bệnh khiến vùng họng nằm trong tình trạng viêm nhiễm. Nếu không được điều trị dứt điểm, viêm nhiễm, vi khuẩn sẽ lây lan nhanh chóng sang tai hay mũi gây ra các bệnh lý như: Viêm mũi, viêm xoang hay viêm tai giữa…
Viêm phổi
Cùng với mũi, hầu, xoang và thanh quản, họng là một cơ quan thuộc đường hô hấp trên. Trong khi đó, khí quản, phế quản, tiểu phế quản và phổi thuộc đường hô hấp dưới.
Khi tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng, viêm nhiễm có thể lây xuống đường hô hấp dưới, trong đó có phổi khiến người bệnh mắc thêm bệnh lý viêm phổi và khiến sức khỏe bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Viêm khớp, viêm cơ tim
Nếu mắc bệnh do vi khuẩn Streptococcus (liên cầu khuẩn nhóm A) gây ra thì bạn còn phải đối mặt với biến chứng viêm khớp nếu không phát hiện và điều trị kịp thời.
Cụ thể, sau khi tấn công niêm mạc họng, hạ gục các tổ chức lympho tại đây, phần kháng nguyên của vi khuẩn Streptococcus tiếp tục di chuyển trong máu tới cầu thận, van tim và màng khớp đồng thời gây ra những biến chứng nguy hiểm tại các cơ quan này như: Viêm cầu thận, viêm cơ tim, viêm màng khớp…
Ung thư vòm họng
Đây là biến chứng nguy hiểm nhất của viêm họng hạt. Khi viêm họng hạt chuyển sang giai đoạn mãn tính, họng sẽ sưng to, biểu hiện ho kéo dài khiến niêm mạc họng bị tổn thương nghiêm trọng. Điều này khiến tĩnh mạch nằm bên dưới cũng bị ảnh hưởng từ đó, người bệnh sẽ ho kèm theo máu tươi và làm tăng nguy cơ dẫn tới ung thư vòm họng.
Như vậy có thể thấy những biến chứng nguy hiểm mà bệnh có khả năng gây ra nếu không tiến hành thăm khám và điều trị nhanh chóng.
Viêm họng hạt có lây không? Nguyên nhân gây bệnh là gì?
Theo bác sĩ Lê Phương, cũng giống như phần lớn các bệnh lý về đường hô hấp thường dễ lây thông qua tiếp xúc trực tiếp với nước bọt, nước mũi hay dịch tiết của người bệnh và có thể lây lan.
Trong trường hợp bệnh do virus như virus cúm, sởi, Adenovirus… gây ra thì có khả năng lây nhiễm từ người bệnh sang người bình thường.
Khi người bệnh ho khạc đờm, hắt xì hơi mà vùng mũi, họ, người khỏe mạnh tiếp xúc với những dịch tiết này nếu sức đề kháng không mạnh, hệ miễn dịch suy yếu thì khả năng lây bệnh là rất cao.
Xác định chính xác nguyên nhân gây viêm họng hạt chính là bước quan trọng đầu tiên mà người bệnh nên làm để dựa vào đó tiến hành điều trị đạt hiệu quả tốt nhất.
Virus, vi khuẩn
Các tác nhân thường gặp gồm:
- Virus: Cúm, sởi, Adenovirus…
- Vi khuẩn: Phế cầu, tụ cầu, liên cầu, Hemophillus influenzae…
Sau khi xâm nhập vào vùng hầu họng, các tác nhân gây bệnh này sẽ đánh phá, xâm chiếm và tấn công các tế bào lympho hình thành các hạt bị viêm nhiễm trong họng.
Viêm xoang, viêm amidan, viêm mũi
Viêm xoang, viêm amidan và viêm mũi cũng là ba trong nhiều nguyên nhân dẫn tới viêm họng hạt. Lượng dịch mủ từ xoang, mũi chảy xuống họng lâu dần sẽ khiến niêm mạc họng bị viêm nhiễm theo. Nếu không được xử lý kịp thời, người bệnh có thể sẽ bị viêm nhiễm cả đường hô hấp trên.
Hội chứng trào ngược dạ dày
Luồng dịch vị tại dạ dày có tính chất axit đậm đặc. Niêm mạc dạ dày được cấu tạo để chịu được sự bào mòn của axit nhưng niêm mạc họng lại không như vậy.
Vì vậy khi mắc bệnh lý trào ngược dạ dày, dịch vị axit này sẽ trào ngược lên khoang miệng, hầu họng thông qua đường thực quản khiến niêm mạc tại đây bị tổn thương, từ đó tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập và gây viêm.
Vệ sinh cá nhân kém
Miệng là nơi bố trí rất nhiều các tổ chức khác nhau, tiêu biểu là răng, amidan… Nếu bạn không tiến hành vệ sinh răng miệng thường xuyên, súc miệng với nước sát khuẩn hàng ngày thì khả năng nơi đây trở thành ổ cư trú của vi khuẩn gây bệnh hoạt động.
Ngoài những nguyên nhân trên, chúng ta còn dễ bị mắc viêm họng hạt khi thường xuyên tiếp xúc với môi trường khói bụi, tác nhân gây dị ứng, nghiện bia, rượu hay ăn quá nhiều đồ ăn cay nóng.
Triệu chứng viêm họng hạt cần chú ý
Để phát hiện sớm bệnh nhằm tiến hành điều trị kịp thời, bạn cần nắm rõ một số triệu chứng đặc trưng dưới đây:
- Ngứa rát cổ họng: Vùng niêm mạc họng bị viêm nhiễm kích thích sẽ khiến người bệnh có cảm giác ngứa rát, khó chịu.
- Có cảm giác vướng tại cổ họng: Các hạt sưng to trong họng sẽ làm bệnh nhân bị viêm họng hạt cảm thấy vướng víu, đặc biệt là khi nuốt.
- Khó nuốt, nuốt đau: Họng là con đường chính để thức ăn trôi xuống dạ dày do đó khi ăn uống, phải nhai nuốt thức ăn, bạn sẽ thấy đau, thậm chí buốt vì thức ăn cọ xát với niêm mạc họng đang bị tổn thương.
- Cổ họng sưng đỏ: Mức độ viêm nhiễm càng nặng thì tình trạng sưng đỏ, tấy tại cổ họng càng nghiêm trọng.
- Ho khan, ho có đờm: Họng bị kích thích, có cảm giác ngứa rát nên cơ thể sản sinh ra các cơn ho nhằm xoa dịu tình hình. Người bệnh có thể ho khan hoặc ho có đờm do các ổ viêm nhiễm tiết ra.
- Sốt: Khi viêm nhiễm quá nặng, nhiệt độ cơ thể tăng cao là một trong những biểu hiện báo động hệ miễn dịch đang tăng cường hoạt động, chống đỡ lại các đợt tấn công của tác nhân gây bệnh.
Các phương pháp điều trị viêm họng hạt
Viêm họng hạt có chữa được không? Theo các chuyên gia, bệnh sẽ gây ra những triệu chứng khó chịu, phiền toái và ảnh hưởng không nhỏ tới cuộc sống sinh hoạt hàng ngày.
Nếu phát hiện bệnh từ những giai đoạn đầu, tiến hành điều trị hiệu quả thì bệnh hoàn toàn có thể được đẩy lùi một cách triệt để. Trong trường hợp bệnh đã tiến triển nghiêm trọng, các hạt sưng to trong họng thì bắt buộc người bệnh phải dành nhiều thời gian và công sức chữa trị hơn.
Như vậy bước đầu cần xác định chính xác tình trạng bệnh thì mới có phương hướng điều trị phù hợp. Vậy làm sao để điều trị viêm họng hạt một cách hiệu quả nhất? Cùng tìm hiểu những giải pháp đang được nhiều bệnh nhân áp dụng hiện nay.
Mẹo dân gian chữa viêm họng hạt tại nhà
Kho tàng mẹo dân gian có vô số cách chữa viêm họng hạt. Sau đây là một số mẹo tiêu biểu nhất:
- Chữa viêm họng hạt bằng mật ong: Mật ong có tính kháng khuẩn cao, chống viêm nhiễm. Khi bị viêm họng hạt, người bệnh có thể pha hai thìa mật ong vào một cốc nước ấm rồi vắt thêm ¼ quả chanh, rồi uống từ từ, có thể ngậm trong miệng một lúc sau đó nuốt xuống.
- Súc miệng nước muối: Người bệnh chỉ cần pha loãng muối hạt với nước đun sôi để nguội tạo thành một dung dịch dùng để súc miệng hàng ngày.
- Lá tía tô chữa viêm họng hạt: Bạn lấy một nắm tía tô, rửa sạch, xay lấy nước cốt uống mỗi ngày.
- Rau diếp cá: Với đặc tính mát, giải nhiệt, rau diếp cá cũng được biết đến là một loại thảo dược chữa trị viêm họng hạt. Người bệnh nhặt và rửa sạch rau diếp cá rồi xay lấy nước uống.
Các mẹo dân gian thường khá dễ thực hiện, nguyên liệu, thành phần lại dễ kiếm nên bất cứ người bệnh nào cũng có thể áp dụng chữa trị ngay tại nhà. Tuy nhiên, mẹo dân gian chỉ cho tác dụng tối ưu khi tình trạng bệnh lý viêm họng hạt còn ở thể nhẹ, các triệu chứng mới chỉ xuất hiện lẻ tẻ.
Nếu bệnh đã trở nên nghiêm trọng, triệu chứng kéo dài dai dẳng thì mẹo dân gian chỉ là tạm thời, xoa dịu biểu hiện bệnh lý và hỗ trợ phần nào cho quá trình điều trị chứ không thể đẩy lùi hoàn toàn viêm họng hạt.
Điều trị viêm họng hạt bằng Tây y
Viêm họng hạt uống thuốc gì? Trong Tây y, đối với trường hợp bị viêm họng hạt, sau quá trình thăm khám, bác sĩ sẽ tiến hành kê một số loại thuốc phù hợp với tình trạng bệnh lý của người bệnh.
- Thuốc kháng sinh: Tiêu diệt nguyên nhân gây bệnh là vi khuẩn và nấm.
- Thuốc chống viêm: Giảm thiểu mức độ viêm, sưng, tấy tại cổ họng.
- Thuốc giảm đau, hạ sốt: Xoa dịu cơn đau nhức tại vùng họng đồng thời hạ nhiệt độ cơ thể trong trường hợp sốt cao.
Các loại thuốc này có tác dụng giảm triệu chứng bệnh nhanh chóng. Tuy nhiên, không điều trị tận gốc nguyên nhân bệnh nên tỷ lệ tái phát cao. Thêm nữa, lạm dụng dùng thuốc trong thời gian dài có thể dẫn tới một số tác dụng phụ như: đau dạ dày, suy gan,…
Trong trường hợp bệnh tiến triển nặng, việc dùng thuốc điều trị không mang lại hiệu quả tốt, bác sĩ chuyên khoa sẽ chỉ định người bệnh đốt viêm họng hạt.
Cụ thể, một thiết bị chuyên khoa sẽ được đưa vào vùng họng với nhiệt độ cao sẽ đốt cháy các hạt bị viêm nhiễm. Phương pháp này tác động trực tiếp vào những hạt lympho bị viêm nhiễm, giúp giảm bệnh hiệu quả. Tuy nhiên phương pháp này cũng dễ gây xâm lấn, tổn thương các cơ quan xung quanh nếu không được tiến hành tốt.
CHỚ BỎ QUA: