Viêm tai ngoài là tình trạng nhiễm trùng lớp biểu bì và lớp dưới da của ống thính giác bên ngoài, có thể liên quan đến màng nhĩ và cả loa tai. Đây là một bệnh về tai mũi họng thường gặp, từ nhiễm trùng nhẹ ống tai ngoài đến viêm tai ngoài ác tính có thể đe dọa tính mạng.
Tai ngoài bao gồm vanh tai và ống tai ngoài, được cấu tạo bởi tổ chức sụn, bọc bên ngoài là lớp tổ chức dưới da mỏng và lớp da, có hệ thống mạch máu và thần kinh phong phú. Người lớn thường mắc bệnh viêm tai ngoài nhiều hơn trẻ em, đặc biệt là các vận động viên bơi lội. Bệnh có xu hướng gia tăng ở các nước vùng nhiệt đới có khí hậu nóng ẩm như Việt Nam, do đó cần phòng ngừa và có phương pháp điều trị đúng cách, dứt điểm nhằm tránh các biến chứng nghiêm trọng như hoại tử gây ảnh hưởng đến tai giữa và tai trong.
Nguyên nhân và triệu chứng của các bệnh viêm tai ngoài phổ biến
1. Nhọt ống tai ngoài
Đây là tình trạng viêm nhiễm khu trú ở một vị trí của ống tai ngoài, thường ở một bên tai. Bệnh thường xảy ra vào mùa hè, do vi khuẩn gây ra. Các yếu tố nguy cơ gây viêm ống tai ngoài bao gồm ngoáy tai bằng vật cứng, bẩn, gây xuất da ống tai, do viêm ở nang lông hay tuyến bã.
Các triệu chứng đặc hiệu của bệnh bao gồm đau tai, đau tăng dữ dội, đau tăng khi nhai, ngáp, đau nhiều vào đêm, nghe kém tiếng trầm, thường kèm theo u tai, có thể sưng tấy ở nắp tai hoặc sau tai, sốt nhẹ hoặc sốt cao khi viêm tấy lan tỏa. Ống tai mới đầu sưng đỏ, chạm vào rất đau sau đó sưng to dần và một phần ống tai bị che lấp, xung quanh tấy đỏ, ở giữa mủ trắng. Nhọt ống tai ngoài có thể tự khỏi nhưng hay tái phát.
Cách điều trị nhọt ống tai ngoài tại chỗ là chườm nóng, giảm đau và dùng dung dịch sát trùng thoa vào đầu nhọt. Khi nhọt đã mưng mủ trắng thì chích nhọt, nặn mủ sau đó sát khuẩn kỹ kết hợp uống thuốc kháng sinh và giảm đau. Tuy nhiên, tự xử lý nhọt tại nhà cần thận trọng, tốt nhất là nên đến cơ sở y tế để được xử lý chuyên khoa, tránh nguy cơ nhiễm trùng.
2. Viêm tấy lan tỏa ống tai ngoài
Đây là tình trạng viêm nhiễm lan toả khắp ống tai ngoài, nguyên nhân thường gặp nhất là do bơi lội, tắm biển. Các yếu tố nguy cơ khác bao gồm ngoáy tay, bị nước, cát, bụi bẩn chui vào tai gây ra chấn nhỏ ở ống tai ngoài hoặc do dịch mủ ở tai giữa bít, đọng trong ống tai.
Triệu chứng thường gặp nhất là lúc đầu ngứa trong ống tai sau trở nên nóng, rách như bỏng, vài ngày sau đau dữ dội; nghe kém và u tai. Kéo vanh tai, ấn nắp tai gây đau tăng rõ rệt; da ống tai phù nề đỏ sau đó ống tai bị chít hẹp lại do sưng nề và ứ dịch vàng, có thể bong từng đám biểu bì trắng; da bị hoại tử gây sẹo chít hẹp hay sưng lấp ống tai ngoài nếu không được điều trị sẽ thành mủ.
Phương pháp điều trị viêm tấy tai lan tỏa chủ yếu là làm giảm các triệu chứng đau nhức, chống viêm và nhiễm trùng. Người bệnh có thể được đặt bậc thấm thuốc kháng sinh vào ống tai ngoài để giảm đau tại chỗ, kết hợp dùng thuốc uống kháng sinh, thuốc chống viêm và giảm đau.
3. Viêm sụn vành tai
Viêm sụn vành tai là tình trạng ứ thanh dịch giữa sụn và màng sụn hoặc viêm sụn hoại tử. Các di chứng gây ảnh hưởng tới thẩm mỹ và chức năng của vành tai có thể xảy ra nếu tình trạng viêm không được xử lý kịp thời. Nguyên nhân thường do tù máu, dịch vành tai, nhiễm tù câu, sau sang chấn (gãi gây xuất) hoặc sau chấn thương (đụng, đạp).
Các triệu chứng ban đầu là ngứa rát, hơi đau nơi bị xây xát (thường ở phần trên vành tai) sau đó có biểu hiện nóng, sưng, đỏ; Khi viêm tấy thành mủ đau tăng rõ, sưng ngày càng tăng, sờ nóng, mất các nếp sụn ở vành tai; Viêm sụn hoại tử: đau dữ dội, sưng tấy cả một phần của vành tai làm mất các hố và nếp của vành tai, cả mặt trước lẫn mặt sau vành tai; Vành tai co rúm ảnh hưởng đến thẩm mỹ do vỡ mủ.
Tùy theo mức độ viêm để sử dụng kháng sinh. Đối với viêm sụn hoại tử cần dùng kháng sinh phối hợp và liều cao, lưu ý cho kháng sinh chống vi khuẩn kỵ khiếm. Ngoài ra, khi mới viêm tấy da vành tai nên sát khuẩn vết xước bằng dung dịch sát trùng để làm giảm các triệu chứng. Trong chống viêm và hoại tử sụn thì có thể đặt bậc tẩm kháng sinh tại chỗ. Người bệnh cần theo dõi sát diễn biến của bệnh, dùng kháng sinh đầy đủ theo toa thuốc để tránh hoại tử.
4. Chàm ống tai (Eczema)
Chàm ống tai thường gặp ở trẻ nhỏ do mủ, thường mủ nhày, chảy thường xuyên hoặc ứ đọng mủ lâu, chàm từ ống tai lan ra vành tai; Do cơ địa dị ứng, chàm có thể từ đầu, cổ lan đến vành tai và ống tai ngoài.
Các triệu chứng của bệnh bao gồm da vùng tai ngoài ngứa, mẩn đỏ, xuất hiện các mụn phồng nhỏ chứa dịch nhày trong. Các mụn phồng vỡ thành các vảy màu nâu, mỏng phủ trên bề mặt của nhọt. Nếu chàm khó thì da ngứa, mẩn đỏ, dày lên, cũng có những mảnh biểu bì nhỏ đục hoặc xám nổi thành vảy dễ bong ra. Trẻ gãi gây trầy xước da nhiễm khuẩn tạo thành chàm nhiễm khuẩn với những mụn loét nhỏ, nóng, có mủ, trên bề mặt có vảy nâu cứng, có thể gây viêm tấy rộng cả tổ chức dưới da vùng sau tai, thái dương.
Cách điều trị chàm ống tai là cần lau sạch mủ ở ống tai, sau đó bôi thuốc tại chỗ. Ngoài ra cần tăng cường sức đề kháng cho trẻ bằng cách bồi bổ và chống dị ứng.
Trong việc phòng ngừa, không nên sử dụng vật sắc nhọn, chưa được sát khuẩn để ngoáy ống tai ngoài cho trẻ; khi có dị vật trong ống tai hoặc ráy tai nhiều phải đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế để lấy và vệ sinh; không tự xử lý những vết trầy xước xảy ra trên bề mặt da vành tai của trẻ.