Xem thêm

Gà bị thâm mào: Tìm hiểu nguyên nhân và biện pháp điều trị

CEO Hưng Tabi
Xuất hiện hiện tượng gà bị thâm mào trên đàn gà khỏe mạnh, điều này đồng nghĩa với việc có một loại bệnh đang lây lan. Vậy gà bị thâm mào là bệnh gì và...

Xuất hiện hiện tượng gà bị thâm mào trên đàn gà khỏe mạnh, điều này đồng nghĩa với việc có một loại bệnh đang lây lan. Vậy gà bị thâm mào là bệnh gì và làm thế nào để điều trị? Chúng ta cùng tìm hiểu thông qua bài viết này.

Gà bị thâm mào là bệnh gì?

Gà bị thâm mào là hiện tượng da lông và chân của gà bị đổi màu thành tím. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến hiện tượng này là do mắc bệnh truyền nhiễm. Các bệnh truyền nhiễm này có thể là:

Gà bị thâm mào do mắc Cúm gia cầm

  • Nguyên nhân: Bệnh do virus cúm gia cầm gây ra, virus này chia thành 4 nhóm bệnh với mức độ tử vong khác nhau.
  • Biểu hiện: Gà chết nhiều, sốt cao, bỏ ăn, giảm đẻ, da chân và mào chuyển sang màu thâm tím, mất thăng bằng, ỉa chảy.

Gà bị thâm mào do mắc bệnh Gà đầu đen

  • Nguyên nhân: Bệnh do ký sinh trùng nha bào Histomonas Meleagridis gây ra.
  • Biểu hiện: Gà lờ đờ xù lông, sốt cao, tiêu chảy, da đầu mào chuyển sang màu xanh xám.

Gà bị thâm mào do mắc Tụ huyết trùng

  • Nguyên nhân: Bệnh do vi khuẩn Pasteurella multocida gây ra.
  • Biểu hiện: Gà sốt, bỏ ăn, tiêu chảy, da tím tái, khó thở, mắt sưng, chảy nước mắt và nước mũi.

Biện pháp phòng ngừa và điều trị khi gà bị thâm mào

Khi xác định được nguyên nhân gây ra tình trạng gà bị thâm mào, người chăn nuôi cần tiến hành điều trị theo đúng căn bệnh để đạt hiệu quả tốt. Dưới đây là các biện pháp phòng ngừa và điều trị tùy thuộc vào từng loại bệnh:

Cúm gia cầm

  • Phòng bệnh: Vệ sinh chuồng trại và dụng cụ chăn nuôi, tránh nuôi ghép gà với các loại gia cầm khác. Khi có dịch cần báo ngay cho chính quyền địa phương, tiêu hủy gà mắc cúm gia cầm chủng độc lực cao, bảo hộ bằng vaccine.
  • Điều trị: Cấm giết mổ và tiêu hủy gà mắc cúm gia cầm chủng độc lực cao.

Bệnh đầu đen

  • Phòng bệnh: Giữ chuồng khô ráo, sát trùng chuồng trại định kỳ, tránh nuôi nhiều lứa trong một khu.
  • Điều trị: Sử dụng thuốc như Metronidazole, dimetridazole, ipronidazole hoặc Sulfamonomethaxin.

Tụ huyết trùng

  • Phòng bệnh: Vệ sinh và nuôi dưỡng tốt, bảo đảm thức ăn và nước uống đầy đủ. Sử dụng vaccine để bảo hộ đàn gà.
  • Điều trị: Sử dụng các loại thuốc như Kanamicin Ig, Hamicdifarte, Genta-costrim.

Chưa biết rõ nguyên nhân gà bị thâm mào, bạn cần liên hệ với cán bộ thú y địa phương để được tư vấn và xử lý kịp thời. Chúc bạn thành công trong việc chăn nuôi!

1