Xem thêm

Nhảy cao và những kỹ thuật bất bại để giành giải xuất sắc

CEO Hưng Tabi
Nhảy cao là một môn thể thao phổ biến hiện nay với các kỹ thuật độc đáo và khiến nhiều khán giả trầm trồ. Đây là một bộ môn cần sự kiên trì, tập luyện...

Nhảy cao là một môn thể thao phổ biến hiện nay với các kỹ thuật độc đáo và khiến nhiều khán giả trầm trồ. Đây là một bộ môn cần sự kiên trì, tập luyện trong nhiều ngày và tìm ra kỹ thuật nào phù hợp với bản thân. Sau khi hoàn thành những điều này, nghĩa là bạn đã có đủ hành trang để chinh phục chiếc cúp xuất sắc. Cùng xem và trải nghiệm xem bản thân mình giỏi thế nào nhé!

Bộ môn nhảy cao ra đời từ khi nào?

Nhảy cao có mặt tại Anh trong một trận thi đấu thể thao vào năm 1886, cũng là lần đầu tiên bộ môn này được đưa vào tổ chức. Và cho đến 10 năm sau, 1896 bộ môn này trở nên nổi bật và trở thành trận đấu mặc định trong các kỳ thi đấu thể thao lớn nhỏ.

Với thành tích cao đến 2 ,45 mét, Javier Sotomayor đến từ Cuba là vận động viên nam đã giữ kỷ lục nhảy tốt nhất từ năm 1993. Có thể coi, đây là một trong những người giữ vị trí lâu nhất với độ cao này. Về nữ vận động viên, Stefka Kostadinova chính là người nắm kỷ lục từ năm 1987 với độ cao là 2,09 mét.

Ngày nay, bộ môn nhảy cao đã được phổ biến hơn. Chính vì thế, những dụng cụ hỗ trợ cho bộ môn điền kinh này cũng ngày một nhiều hơn. Và nó trở thành một trong những chủ đề không thể thiếu tại các trận đấu lớn, thế vận hội và đại hội thể thao trên toàn thế giới.

Nhảy cao là bộ môn điền kinh thích hợp mọi độ tuổi Nhảy cao là bộ môn điền kinh thích hợp mọi độ tuổi

Định nghĩa và phân loại nhảy cao

Nhảy cao hay còn được biết đến với tên gọi khác là nhảy xà, vì xà là dụng cụ chính được sử dụng khi tổ chức bộ môn này. Trong các trường trung học cơ sở và phổ thông, đây cũng là một phần phổ biến mà các bạn học sinh được trải qua khi học môn thể dục tại trường. Và trong thế vận hội Olympic, nó cũng là một phần thi chủ chốt và không thể thay thế bởi môn nào khác.

Đây là một bộ môn trong nhóm điền kinh, để thành thạo nhảy xà, người tham gia cần biết đến những kỹ thuật để nhảy sao cho chính xác và không chấn thương. Ngoài ra, sức bền và sự quan sát cũng là kỹ năng cần thiết mà người nhảy nên có. Những kiểu nhảy cao phổ biến ngày nay là gì?

Kiểu phổ biến nhất - Nhảy cao qua xà

Nhảy cao qua xà là một hình thức mà các bạn học sinh sẽ nhớ mãi trong những năm học tại trường. Đây là một cách nhảy tương đối dễ và không đòi hỏi nhiều kỹ thuật chuyên môn, chỉ đơn giản là cho các bạn dễ dàng qua môn và hiểu được về bộ môn điền kinh này.

Tuy nhiên, nó vẫn có sự hạn chế dành cho những người chân hơi yếu. Bởi vì độ cao của thanh xà sẽ ngày càng được nâng lên cao. Khi người nhảy có đôi chân hơi yếu sẽ không thể trụ vững được để nhảy lên cao, gây ra trở ngại và khó khăn.

Nhảy cao qua xà phổ biến hơn trong trường học Nhảy cao qua xà phổ biến hơn trong trường học

Nhảy cao kiểu ưỡn lưng hoặc lưng qua xà

Điểm nổi bật của kiểu nhảy này chính là vận động viên cần dồn hết sức lực của mình vào một lần nhảy. Do đó, đòi hỏi cần có nhiều kỹ năng chuyên môn và tâm lý vững để tập trung toàn bộ vào lần thi đấu.

Đối với kiểu nhảy cao này, người nam sẽ có lợi thế hơn so với nữ. Bởi vì sức nam thường sẽ đủ mạnh để bật cả người lên không trung và dùng lưng đưa cả cơ thể qua khỏi thanh xà một cách dễ dàng hơn.

Nhảy cao úp bụng - Kỹ thuật đỉnh cao của bộ môn

Nếu nhảy cao ưỡn lưng đòi hỏi bạn phải ngửa cả người lên trên và dùng hết công lực để đẩy người qua. Thì tại kiểu nhảy úp bụng, bạn có thể kiểm soát được cơ thể của mình dễ dàng hơn. Theo các vận động viên, kiểu nhảy cao này đỡ nguy hiểm hơn và không phải dồn hết sức lực, bạn vẫn có thể kiểm soát được độ cao bậc nhảy của mình.

Nhảy cao trải qua bao nhiêu giai đoạn?

Nhảy cao tuy không quá cầu kỳ nhưng đòi hỏi bạn cần có giai đoạn rõ ràng. Không đơn thuần chỉ là từ xa chạy đến và nhảy qua thanh xà. Cùng xem những giai đoạn của bộ môn điền kinh này nhé!

Nhảy cao kiểu lưng qua xà Nhảy cao kiểu lưng qua xà

Chạy đà - Giai đoạn đầu tiên của nhảy cao

Để được bậc nhảy cao nhất có thể trong khả năng của bạn, bạn cần có một kỹ thuật chạy đà tốt và đảm bảo không chấn thương trong khi chạy. Đầu tiên, bạn cần xác định bước chân của mình, bạn sẽ chạy bao nhiêu bước, và đó là bước hàng chẵn hay bước hàng lẻ? Nếu như bạn chạy chẵn, hãy chạy khoảng 8 bước và nếu lẻ là khoảng 9 và 11 bước.

Khi chạy, bước xuất phát đầu tiên của bạn phải chạm đất bằng gót chân, và tốc độ của các bước chạy phải nhanh dần lên. Khi tiếp vạch xuất phát, cần đưa chân lăng (chân tiếp đất trước) về phía sau và cong chân lên, chân trụ để ngay vạch xuất phát và luôn hướng mắt về phía trước. Bước chạy càng nhanh, giậm nhảy càng mạnh thì bậc sẽ càng cao, đó là quy luật trong nhảy cao.

Giai đoạn quyết định độ bật - Giậm nhảy

Bước nhảy có cao hay không phụ thuộc vào kỹ thuật giậm nhảy của bạn như thế nào. Lúc này, tư thế đã ở trạng thái sẵn sàng và cần dồn hết sức lực vào chân trụ để thực hiện một màn trình diễn khiến mọi người trầm trồ.

Chân giậm nhảy là chân ngay vạch xuất phát Chân giậm nhảy là chân ngay vạch xuất phát

Giai đoạn lơ lửng trên không cần làm gì?

Không nên phân tâm hay nghĩ về chuyện khác khi bạn đang nhảy lên trên không trung. Điều cần làm lúc này là kiểm soát cơ thể và co hai chân lên cao, chú ý hướng chân và thanh xà sao cho cả hai không tiếp xúc với nhau. Chú ý quan sát thật kỹ để không làm rơi thanh xà.

Tiếp đất - Giai đoạn cuối cùng

Khi tiếp đất, cần kiểm soát cơ thể để tránh bị nhào đầu về phía trước gây chấn thương. Kiểm soát cơ thể nhẹ nhàng và uyển chuyển, sao cho toàn bộ thân người rơi xuống đệm đã được chuẩn bị sẵn.

Nên chú ý điều gì khi tham gia nhảy cao?

Khi tham gia thi đấu, chắc hẳn ai cũng quan tâm đến mục tiêu đạt kết quả tốt nhất. Tuy nhiên, song song đó, đảm bảo an toàn cho bản thân cũng là điều quan trọng cần lưu ý.

  • Sử dụng giày phù hợp: Đây là một lưu ý có thể đóng góp cho việc chiến thắng của bạn trong nhảy xà. Khi mang một đôi giày đủ độ đàn hồi và nhẹ êm, bạn sẽ tự tin hơn và thể hiện đúng với khả năng của bản thân mình hơn.
  • Thường xuyên tập luyện: Việc này không chỉ giúp bạn học hỏi thêm được nhiều kỹ năng, mà còn giúp bạn tăng sức bền cho bản thân. So với việc này, khi không tập thường, bạn sẽ gặp phải tình trạng hụt hơi, mệt giữa chừng và không đủ kinh nghiệm để xử lý những tình huống trong quá trình thi đấu.
  • Đọc kỹ luật lệ khi tham gia thi đấu nhảy cao. Bởi vì có một số quy định bạn cần phải chấp hành, như quy định về việc chạy lấy đà, nhảy và tiếp đất. Nếu không tham khảo kỹ, bạn có thể sẽ bị phạm luật và bị loại khỏi cuộc thi một cách oan uổng. Như vậy sẽ khiến bạn cảm thấy hụt hẫng và mất đi công sức nhiều ngày dài tập luyện.
  • Lắng nghe bản thân mình: Khi cảm thấy bản thân mệt mỏi hoặc có dấu hiệu kiệt sức, bạn nên để cơ thể nghỉ ngơi và hồi phục năng lượng, tránh tập luyện quá sức để tránh trường hợp ngất xỉu vào ngày thi.

Vận động viên vô địch nhảy xà Vận động viên vô địch nhảy xà

Có thể bạn quan tâm:

  • Leo núi - Top 3 địa điểm và kinh nghiệm khi thử bộ môn này
  • Nhảy dù một bộ môn đầy mạo hiểm nhưng cũng rất thú vị

Kết bài

Nhảy cao không chỉ là bộ môn điền kinh được dùng để thi đấu trong các cuộc thi. Nó còn được sử dụng như một bộ môn thể thao nâng cao sức khỏe và hỗ trợ giảm cân. Việc tập luyện nhảy xà sẽ giúp bạn có cơ thể săn chắc và khỏe mạnh.

1