Tháp dinh dưỡng cho trẻ từ 1 đến 11 tuổi là một trong các kiến thức chăm sóc trẻ nhỏ quan trọng mà ba mẹ nên nghiên cứu. Bởi kiến thức này giúp bạn nắm được thành phần dinh dưỡng cần thiết để xây dựng cho bé khẩu phần ăn khoa học. Nhờ vậy mà trẻ sẽ luôn khỏe mạnh và phát triển tốt hơn. Vậy tháp dinh dưỡng cho trẻ là gì và có nội dung như thế nào? Hãy cùng tìm câu trả lời với Huggies qua bài viết dưới đây nhé!
Tháp dinh dưỡng cho trẻ là gì?
Tháp dinh dưỡng cho trẻ là một mô hình kim tự tháp thể hiện các nhóm thực phẩm khác nhau và hàm lượng thức ăn tiêu thụ cần thiết của trẻ nhỏ trong 1 tháng.
Các chuyên gia dinh dưỡng luôn khuyến cáo mọi người nên áp dụng mô hình này vào trong chế độ ăn, nhất là với trẻ em. Mục đích là để xây dựng chế độ ăn uống hợp lý, khoa học nhẳm bảo đảm sức khỏe và phòng ngừa bệnh tật tốt nhất cho bé.
Tháp dinh dưỡng cho trẻ giúp ba mẹ xây dựng thực đơn cho bé hợp lý (Nguồn: Sưu tầm)
Tã Huggies Skin Perfect với khả năng giảm đến 93% phân lỏng trên da bé (Nguồn: Huggies)
Ý nghĩa của tháp dinh dưỡng cho bé
Duy trì một chế độ ăn uống lành mạnh để đảm bảo cân bằng dinh dưỡng cho cơ thể luôn khỏe mạnh là việc hết sức cần thiết ở bất kỳ độ tuổi nào, nhất là trẻ nhỏ. Tháp dinh dưỡng cho trẻ sẽ cung cấp cho bạn những thông tin về các loại thực phẩm, hàm lượng nên chọn lựa và bổ sung trong chế độ ăn uống mỗi ngày. Bên cạnh đó, tháp dinh dưỡng cho trẻ còn cho mẹ biết các thực phẩm mà bạn nên hạn chế cho bé. Nhờ áp dụng mô hình này thường xuyên mà bạn sẽ xây dựng cho bé một thói quen ăn uống lành mạnh và khoa học.
Tháp dinh dưỡng cho trẻ cho bạn biết thông tin về các nhóm thực phẩm và khẩu phần ăn phù hợp với từng độ tuổi của trẻ (Nguồn: Sưu tầm)
Tháp dinh dưỡng có mấy tầng?
Tháp dinh dưỡng cho trẻ gồm có 6 tầng, cụ thể:
1. Nhóm ngũ cốc, bột đường
Nhóm thực phẩm này chiếm 60% trong tổng năng lượng khẩu phần của bé bởi là nguồn cung cấp năng lượng chủ yếu và nằm dưới đáy tháp dinh dưỡng cho trẻ.
Theo tính toán, cứ 1g carbohydrate sẽ cung cấp cho trẻ khoảng 4 kcal năng lượng. Bên cạnh đó, nhóm bột đường còn giữ vai trò điều hòa hoạt động cơ thể, phát triển hệ thần kinh cũng như cấu tạo nên các mô và tế bào ở trẻ nhỏ.
Nhóm này có nhiều trong ngũ cốc, bánh mì, gạo, khoai tây, khoai lang, mì, bắp,… Trong đó, gạo là thực phẩm phổ biến nhất nên cần cung cấp 60-120g gạo/ ngày cho bé < 1 tuổi, 120-220g/ ngày cho bé 1-6 tuổi và 220-330g/ ngày cho bé 7-11 tuổi.
2. Nhóm rau, củ, quả
Theo các nghiên cứu thì cho trẻ dùng nhiều rau, củ, quả sẽ giúp cải thiện dinh dưỡng, phòng chống táo bón và ngăn ngừa béo phì. Đặc biệt, khả năng tiếp thu của bé sẽ tốt hơn vì nhóm thực phẩm này rất giàu chất xơ, vitamin và khoáng chất. Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến nghị, bạn nên bổ sung tối thiểu 300g nhóm rau, chủ, quả cho bé mỗi ngày.
Tuy nhiên, nếu bé “lười ăn rau” thì bạn có thể thêm hoa quả và rau củ vào chế độ ăn bằng cách để sẵn với những món bé yêu thích hoặc làm sinh tố,... Hãy nhớ, đừng ép buộc trẻ mà hãy luôn thay đổi các loại rau củ đa dạng để bé thưởng thức.
Tháp dinh dưỡng - Nhóm rau, củ, quả (Nguồn: Sưu tầm)
3. Sữa và các sản phẩm từ sữa
Sữa mẹ, sữa công thức và các loại sữa khác cung cấp rất nhiều axit béo có lợi và dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển trí não cùng canxi cho xương và răng của trẻ chắc khỏe.
Ngoài ra, các chế phẩm từ sữa như sữa chua, váng sữa hoặc phô mai còn là bữa phụ tuyệt vời bởi chúng giúp bổ sung năng lượng cho bé. Đặc biệt, sữa chua có chứa hàng ngàn vi khuẩn có lợi cho hệ tiêu hóa giúp bé tăng cường hấp thu dinh dưỡng.
Các mẹ nên cho bé uống sữa 3-6 lần/ ngày với 170-250ml/ lần cho trẻ < 1 tuổi. Trẻ trên 1 tuổi, tuy chế độ ăn chính hàng ngày chính là cơm, mì, phở,… Nhưng để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cần thiết thì trẻ vẫn cần một lượng sữa khoảng 400-600ml/ ngày.
4. Nhóm thực phẩm chứa đạm
Đây là nhóm thực phẩm nằm ở vị trí thứ 4 từ dưới đếm lên trong tháp dinh dưỡng cho trẻ. Tương tự như nhóm bột đường thì cứ 1g chất đạm sẽ mang đến 4 kcal năng lượng cho trẻ. Việc cung cấp đầy đủ đạm là cách để bảo vệ cơ thể trẻ nhỏ khỏi sự xâm nhập của các loại vi khuẩn, virus có hại và tăng cường khả năng phòng tránh bệnh tật.
Có 2 nguồn cung cấp đạm chính cho bé là đạm thực vật trong các loại đậu, hạt và đạm động vật trong thịt, cá, trứng, sữa,.... Bé < 1 tuổi cần 12-25g/ ngày, bé 1-6 tuổi cần 25-55g/ ngày và 7-11 tuổi 55 - 85g/ ngày.
Nhóm thực phẩm chứa đạm giúp cung cấp năng lượng cho bé (Nguồn: Sưu tầm)
5. Nhóm dầu, mỡ
Nhóm các chất béo sẽ cung cấp cho bé nguồn năng lượng dồi dào và là dung môi giúp các vitamin tan trong dầu dễ dàng. Một số vitamin quan trọng mà bạn không thể bỏ qua đó là vitamin A, D, E và K. Các bé cần hấp thụ chất béo từ dầu, mỡ, lạc, vừng mỗi ngày với hàm lượng 35g cho bé < 1 tuổi, 35g-55g cho bé 1-6 tuổi và 55-75g cho bé 7-11 tuổi.
6. Nhóm đường, muối và đồ ăn vặt
Đây là nhóm thực phẩm nằm ở trên đỉnh chóp của tháp dinh dưỡng cho trẻ và chiếm hàm lượng cần bổ sung ít nhất. Trong một ngày, bé nên uống tối đa 1 cốc nước ép trái cây hoặc nước ngọt và bé chỉ được phép ăn tối đa từ 1-2 cái kẹo.
Để phòng tránh tình trạng bé quen ăn mặn, không tốt cho thận sau này thì bạn không nên nêm mắm, muối vào thức ăn với những bé < 1 tuổi. Còn với trẻ từ 1-11 tuổi thì chỉ cần bổ sung 0,5-1g muối mỗi ngày là đủ.
Nhóm đường, muối và đồ ăn vặt là nhóm thực phẩm nên ít tiêu thụ nhất (Nguồn: Sưu tầm)
Tháp dinh dưỡng cho trẻ từ 1 - 6 tuổi
Để trẻ từ 1-6 tuổi phát triển khỏe mạnh và toàn diện thì ba mẹ cần bổ sung chế độ dinh dưỡng phù hợp với trẻ. Dưới đây là thông tin về tháp dinh dưỡng cho trẻ 1-6 tuổi mà ba mẹ cần tham khảo để chuẩn bị khẩu phần ăn bổ dưỡng và lành mạnh cho con.
Đặc điểm phát triển của bé từ 1 - 6 tuổi
Giai đoạn từ 1-6 tuổi là “thời điểm vàng” phát triển cả về trí lực và thể lực. Vì thế, ba mẹ cần sự hỗ trợ của tháp dinh dưỡng cho trẻ từ 1-6 tuổi để đảm bảo cân bằng dinh dưỡng giúp trẻ phát triển toàn diện. Đặc biệt, ba mẹ cần chú ý đến tốc độ tăng trưởng thể chất và thói quen ăn uống của trẻ trong thời gian này.