Viêm họng cấp là một bệnh lý đường hô hấp phổ biến, thường xảy ra vào mùa giao mùa. Bệnh thường do virus và vi khuẩn xâm nhập và gây nhiễm trùng niêm mạc họng, gây ra triệu chứng như đau họng, sốt cao, viêm nhiễm cùng nhiều triệu chứng khác. Để điều trị bệnh hiệu quả, hãy tham khảo những thông tin hữu ích dưới đây.
Tìm hiểu về bệnh viêm họng cấp
Viêm họng cấp xảy ra khi tổ chức niêm mạc phía sau cổ họng bị viêm nhiễm. Bệnh thường đi kèm với cảm giác đau, ngứa ngáy và nóng rát ở cổ họng. Viêm họng cấp có thể xảy ra quanh năm, nhưng thường gặp nhiều nhất vào mùa giao mùa hoặc mùa lạnh do virus hoặc vi khuẩn. Triệu chứng của bệnh thường thuyên giảm sau khoảng 1 tuần nếu được điều trị đúng cách.
Bệnh viêm họng cấp chia thành hai loại chính: viêm họng đỏ và viêm họng trắng. Viêm họng đỏ là loại phổ biến nhất, gây ra triệu chứng đỏ tươi và sưng nề ở niêm mạc họng. Viêm họng trắng do liên cầu khuẩn gây ra, khiến niêm mạc họng và amidan xuất hiện các giả mạc màu trắng.
Hình ảnh minh họa: 2 thể bệnh chính của viêm họng cấp
Viêm họng cấp có thể xảy ra ở cả người lớn và trẻ em, tuy nhiên thường gặp nhiều ở trẻ em do sức đề kháng kém. Tuy không quá nghiêm trọng, bệnh viêm họng cấp nếu không được chăm sóc và điều trị đúng cách có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm.
Nguyên nhân gây viêm họng cấp
Viêm họng cấp thường do các nguyên nhân sau gây ra:
Virus
Virus là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra viêm họng cấp. Các bệnh cảm lạnh thông thường, cúm, tăng bạch cầu đơn nhân, sởi, quai bị, thủy đậu là những bệnh thường gây ra triệu chứng viêm họng. Khi viêm họng do virus, không cần sử dụng kháng sinh, chỉ cần điều trị để giảm triệu chứng.
Hình ảnh minh họa: Virus là nguyên nhân chính gây viêm họng cấp
Vi khuẩn
Nhiễm trùng do vi khuẩn là một nguyên nhân khác gây ra viêm họng cấp, thường gặp nhất là vi khuẩn liên cầu nhóm A. Viêm họng cấp do vi khuẩn có thể làm gia tăng nguy cơ biến chứng nghiêm trọng như viêm cầu thận, thấp tim, viêm amidan. Do đó, viêm họng cấp do vi khuẩn cần được điều trị kịp thời theo phác đồ đúng.
Dị ứng
Dị ứng là một nguyên nhân gây viêm họng cấp phổ biến. Khi hệ thống miễn dịch phản ứng với các tác nhân dị ứng như phấn hoa, lông thú cưng, bụi bẩn, nó có thể gây kích ứng cổ họng, gây nóng rát, ngứa ngáy. Chất nhầy dư thừa từ mũi có thể lưu chuyển xuống cổ họng và gây viêm nhiễm, khó chịu.
Hình ảnh minh họa: Tác nhân dị ứng thường khiến cổ họng khó chịu và ngứa ngáy
Một số nguyên nhân khác
- Không khí khô: Môi trường không khí khô có thể làm khô cổ họng, gây ngứa ngáy và viêm nhiễm ở cổ họng.
- Khói thuốc, hóa chất và chất gây kích ứng khác: Tiếp xúc thường xuyên với các chất độc hại có thể gây viêm họng mãn tính.
- Bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD): Acid từ dạ dày trào ngược lên thực quản, gây nóng rát ở cổ họng và thực quản.
- Khối u: Khối u ung thư ở cổ họng, thanh quản hoặc lưỡi có thể gây đau họng và không phản ứng với điều trị thông thường.
Triệu chứng điển hình của viêm họng cấp
Viêm họng cấp thường có triệu chứng đột ngột, cấp tính và dễ nhận biết. Triệu chứng của viêm họng đỏ và viêm họng trắng có một số khác biệt như sau:
Triệu chứng tại chỗ:
- Viêm họng đỏ: Niêm mạc họng có hiện tượng sung huyết và phù nề. Cảm giác khô, nóng rát, đau rát họng tăng lên khi nói, ho hoặc nuốt. Cũng có thể bị ho khan, khàn tiếng, chảy nước mũi và nghẹt mũi.
- Viêm họng trắng: Niêm mạc amidan có màu trắng và dần chuyển thành màu xám. Thành sau họng xuất hiện nhiều bủi trắng. Amidan và niêm mạc họng có màu đỏ thẫm, sung huyết nhưng không có phù nề.
Triệu chứng cơ năng:
- Viêm họng đỏ: Cảm giác khô, nóng và sau đó chuyển thành đau rát. Đau tăng lên khi nói, ho hoặc nuốt. Cũng có thể bị ho khan, khàn tiếng, chảy nước mũi và nghẹt mũi.
- Viêm họng trắng: Toàn bộ vùng hầu họng đau nhức và có thể đau nhói lên tai.
Triệu chứng toàn thân:
- Viêm họng đỏ: Sốt cao đột ngột (39 - 40 độ C), ớn lạnh, cảm giác ăn uống kém, mệt mỏi.
- Viêm họng trắng: Sốt nhẹ hơn (từ 38 - 39 độ C), mệt mỏi, đau đầu và rét run.
Cả hai loại viêm họng cấp đều cho thấy triệu chứng rõ rệt và có thể làm suy giảm thể trạng nhanh chóng. Do đó, người bệnh nên bổ sung đủ nước và chất dinh dưỡng, tăng cường sức đề kháng và chống lại tác nhân gây bệnh từ những ngày đầu tiên.
Nguy hiểm của viêm họng cấp
Phần lớn các trường hợp viêm họng cấp đều phản ứng tốt với điều trị và thời gian hồi phục chỉ kéo dài vài ngày. Tuy nhiên, nếu không điều trị trong vòng 7-10 ngày, có khả năng phát sinh biến chứng như viêm tai, viêm mũi, viêm amidan và viêm phế quản. Nguyên nhân gây bệnh là vi khuẩn liên cầu nhóm A có thể dẫn đến biến chứng nguy hiểm như thấp tim, viêm cầu thận, gây khó khăn cho việc điều trị và tăng chi phí cho bệnh nhân.
Viêm họng cấp có lây không?
Cả hai loại viêm họng cấp do virus và vi khuẩn đều có thể lây truyền qua đường hô hấp. Khi người bệnh hoặc hắt hơi, những giọt nước bọt có thể được phóng ra và bắn vào không khí, người khác có thể bị nhiễm bệnh nếu tiếp xúc gần hoặc chạm vào đồ vật mang giọt tiết này và sau đó chạm lên mặt hoặc môi. Tuy nhiên, viêm họng cấp hiếm khi lây qua đường tiêu hóa khi ăn thức ăn hoặc rau sống chứa mầm bệnh.
Hình ảnh minh họa: Tiếp xúc gần với người bị viêm họng cấp có nguy cơ cao bị nhiễm bệnh
Thời gian hồi phục của viêm họng cấp
Thời gian phục hồi của viêm họng cấp phụ thuộc vào nguyên nhân, thể trạng bệnh và cách điều trị. Nếu viêm họng cấp do virus, thường khỏi sau 5-7 ngày, chỉ cần điều trị triệu chứng và nghỉ ngơi đúng cách, không cần sử dụng kháng sinh.
Viêm họng cấp do vi khuẩn thường kéo dài trên 1 tuần và cần sử dụng kháng sinh theo phác đồ điều trị, đồng thời có thể xảy ra nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không chủ động điều trị sớm như thấp tim, viêm cầu thận cấp, nhiễm trùng huyết.
Nếu không được phát hiện và điều trị sớm, viêm họng cấp có thể chuyển sang trạng thái mãn tính. Viêm họng mãn tính thường tái phát nhiều lần, gây ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống hàng ngày và công việc.
Khi nào cần đi khám bác sĩ?
Viêm họng cấp thường không nguy hiểm và thường có xu hướng tự điều trị sau vài ngày. Tuy nhiên, nếu bệnh không cải thiện hoặc có triệu chứng bất thường như khó nuốt, khó nói, không ăn uống được, máu trong đờm hoặc nước bọt, đau họng kéo dài trên 1 tuần, đau tai, đau khớp, sưng nề vùng cổ, đau hoặc cứng cổ, nên đi khám bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Hình ảnh minh họa: Nếu các triệu chứng không được cải thiện, người bệnh nên đi khám tại các cơ sở y tế
Các biện pháp chẩn đoán viêm họng cấp
Triệu chứng của viêm họng cấp thường đặc trưng và dễ nhận biết, nên thường không cần các xét nghiệm phức tạp để chẩn đoán bệnh. Tuy nhiên, trong những trường hợp nặng, xét nghiệm đóng vai trò quan trọng để xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh và đưa ra phác đồ điều trị hợp lý.
Các phương pháp chẩn đoán thông thường cho viêm họng cấp bao gồm:
- Khám lâm sàng: Quan sát triệu chứng và kiểm tra tiền sử bệnh để chẩn đoán sơ bộ bệnh.
- Xét nghiệm công thức máu: Xem chỉ số bạch cầu trong máu để phát hiện các tín hiệu nhiễm trùng.
- Phết dịch họng nuôi cấy vi khuẩn: Lấy mẫu dịch họng để xác định chính xác vi khuẩn gây bệnh và lựa chọn kháng sinh phù hợp.
Hình ảnh minh họa: Phương pháp phết dịch cổ họng nuôi cấy vi khuẩn
5 mẹo dân gian giúp cải thiện viêm họng cấp ngay tại nhà
Nước muối sinh lý chữa viêm họng cấp hiệu quả
Súc miệng hàng ngày với nước muối sinh lý 0,9% là cách đơn giản nhất để làm dịu cơn đau họng. Nước muối có tác dụng tiêu viêm, sát khuẩn và làm dịu niêm mạc. Ngoài ra, nước muối còn giúp làm loãng đờm và giảm khó chịu.
Cách sử dụng: Chuẩn bị 250 - 300ml nước ấm và thêm 1/2 thìa cà phê muối biển. Khuấy đều cho muối tan hoàn toàn và sử dụng nước muối để súc miệng thường xuyên (2-3 lần/ngày) để đạt hiệu quả tốt nhất.
Chữa viêm họng cấp bằng gừng tươi
Gừng tươi có công dụng phát tán phong hàn, giảm ho, giảm đau và tăng sức đề kháng cho cơ thể. Hợp chất Gingerol trong gừng tươi có khả năng chống viêm và giảm đau. Sử dụng gừng tươi để giảm cảm giác ngứa ngáy và giảm đau họng.
Cách sử dụng:
- Cách 1: Ngậm vài lát gừng tươi ở vùng sát cổ họng, thực hiện nhiều lần trong ngày.
- Cách 2: Giã nát 1 củ gừng tươi và trộn đều với muối I-ốt. Ngậm hỗn hợp này trong miệng cho đến khi không còn mùi vị thì nhả ra và súc miệng lại bằng nước ấm. Áp dụng liên tục trong vài ngày để cải thiện triệu chứng.
Trị viêm họng cấp bằng bạc hà
tinh dầu bạc hà có tác dụng làm tan đờm, chống viêm và kháng khuẩn hiệu quả. Bạc hà còn có công dụng làm mát niêm mạc họng và giảm cảm giác ngứa ngáy. Sử dụng bạc hà để chữa viêm họng cấp tại nhà.
Cách sử dụng: Pha loãng tinh dầu bạc hà và sử dụng để rửa miệng và súc miệng hàng ngày.
Dùng quất chưng mật ong để chữa viêm họng
Quất có tác dụng giúp tăng cường hệ miễn dịch, hỗ trợ tiêu diệt virus và vi khuẩn gây bệnh. Sự kết hợp giữa vị chua của quất và vị ngọt của mật ong giúp làm giảm cảm giác ngứa ngáy và ho.
Cách sử dụng: Chưng 3-5 quả quất non với mật ong nguyên chất, hấp cách thủy trong 15-20 phút. Dùng cháo tắc ngay khi còn nóng, duy trì ăn cháo 1-2 lần mỗi ngày để cải thiện triệu chứng.
Dùng lá tía tô trị viêm họng cấp
Lá tía tô có chứa nhiều khoáng chất, tinh dầu và protein, tốt cho hệ miễn dịch và giúp loại bỏ virus, vi khuẩn gây bệnh. Lá tía tô có công dụng kháng viêm và bổ phế.
Cách sử dụng: Sử dụng lá tía tô tươi, rửa sạch và cho vào cháo để la tía tô thấm vào cháo. Dùng cháo ngay khi còn nóng, ăn cháo 1-2 lần mỗi ngày để cải thiện triệu chứng.
Ngoài những biện pháp trên, nên uống đủ nước, hạn chế thức ăn cay, nóng và uống các loại nước ép trái cây tốt cho họng. Đồng thời, nên nghỉ ngơi đầy đủ và tránh tiếp xúc với chất gây kích ứng.