Xem thêm

Nhiễm trùng máu (nhiễm khuẩn huyết): Nguyên nhân, dấu hiệu, điều trị và phòng ngừa

CEO Hưng Tabi
Nhiễm trùng máu được coi là tình trạng nguy kịch và không phải là một bệnh cơ thể. Mặc dù y học hiện đại đã có những tiến bộ đáng kể, nhưng nhiễm trùng máu...

Nhiễm trùng máu được coi là tình trạng nguy kịch và không phải là một bệnh cơ thể. Mặc dù y học hiện đại đã có những tiến bộ đáng kể, nhưng nhiễm trùng máu vẫn là một thách thức đối với các bác sĩ vì tỷ lệ tử vong cao mà nó gây ra.

Thống kê của Tổ chức Y tế Thế Giới (WHO) cho thấy hàng năm có khoảng 30 triệu người lớn, 3 triệu trẻ sơ sinh và 1,2 triệu trẻ em trên toàn thế giới bị nhiễm khuẩn máu. Trong đó, có 6 triệu người lớn và 500.000 trẻ sơ sinh tử vong vì nhiễm khuẩn máu.

Nhiễm khuẩn máu là một trong những mối đe dọa hàng đầu với tỷ lệ tử vong cao và tạo gánh nặng về chi phí điều trị, thời gian nằm viện và sự đe kháng kháng sinh. Vấn đề đề kháng kháng sinh là một tình trạng toàn cầu mà các nước đang đặc biệt quan tâm.

Nhiễm trùng máu là gì?

Nhiễm trùng máu (hay nhiễm trùng huyết, sốc nhiễm trùng huyết, hội chứng rối loạn chức năng đa cơ quan) là một tập hợp các bệnh lý xảy ra khi vi trùng xâm nhập vào cơ thể, tiết ra chất độc gây suy đa cơ quan, rối loạn đông máu hoặc suy gan, suy thận...

Khi nhắc đến nhiễm trùng máu, người ta thường đề cập đến các thuật ngữ như Septicaemia và Sepsis, cho đến nay, các khái niệm này vẫn thường bị nhầm lẫn:

  • Septicaemia: Thuật ngữ này dùng để chỉ tình trạng nhiễm trùng máu do vi khuẩn gây ra. Khi được chẩn đoán là Septicaemia, nghĩa là trong máu bệnh nhân đã có sự tăng trưởng của vi khuẩn.
  • Sepsis: Sepsis là tình trạng nhiễm trùng máu do vi khuẩn, virus, nấm gây ra, phạm vi không chỉ trong máu mà còn ở nhiều cơ quan khác trong cơ thể. Khi được chẩn đoán Sepsis nghĩa là bệnh nhân có ổ nhiễm trùng và xuất hiện hội chứng đáp ứng viêm toàn thân (SIRS).
  • Severe Sepsis: Là tình trạng nhiễm trùng máu nặng, nhiễm trùng máu kèm rối loạn chức năng cơ quan, giảm tưới máu và hạ huyết áp, rối loạn phân bổ máu, thiểu niệu hoặc thay đổi đột ngột tình trạng ý thức và các rối loạn khác.
  • Septic Shock: Là tình trạng sốc nhiễm khuẩn. Bệnh nhân khi đã chuyển sang giai đoạn sốc nhiễm khuẩn thường đã nhiễm khuẩn máu rất nặng, tụt huyết áp mặc dù đã bù đủ dịch, kèm theo bất thường tưới máu.

Lưu ý: Thuật ngữ septicaemia trước đây được dùng để chỉ tình trạng nhiễm trùng có bằng chứng về sự sinh trưởng mạnh của vi khuẩn trong máu, thường hay được hiểu như là sepsis. Hiện nay, các bác sĩ và nhân viên y tế không còn sử dụng thuật ngữ Septicemia rộng rãi nhằm loại bỏ sự nhầm lẫn với các thuật ngữ tương tự.

Nguyên nhân nhiễm khuẩn huyết

Theo bác sĩ Bạch Thị Chính, Giám đốc Y khoa Hệ thống tiêm chủng Trẻ em và người lớn, khi xác định tình trạng nhiễm khuẩn huyết, bác sĩ sẽ xác định "ngõ vào" của vi khuẩn là ở da, hệ hô hấp, hệ tiêu hóa hoặc tiết niệu. Nhiễm khuẩn huyết chủ yếu gây ra do vi khuẩn xâm nhập trực tiếp vào máu hoặc từ các ổ nhiễm khuẩn ở các mô tế bào như da, mô mềm, cơ, xương, khớp, hô hấp, tiêu hóa...

Nhiễm trùng huyết cấp tính có nguyên nhân từ vi khuẩn lưu hành trong máu, chúng gây ra các triệu chứng lâm sàn đa dạng, suy đa phủ tạng, sốc nhiễm khuẩn với tỉ lệ tử vong rất cao có thể từ 20 - 50% các trường hợp.

Nguyên nhân nhiễm khuẩn huyết

Theo bác sĩ Bạch Thị Chính, Giám đốc Y khoa Hệ thống tiêm chủng Trẻ em và người lớn, khi xác định tình trạng nhiễm khuẩn huyết, bác sĩ sẽ xác định "ngõ vào" của vi khuẩn là ở da, hệ hô hấp, hệ tiêu hóa hoặc tiết niệu. Nhiễm khuẩn huyết chủ yếu gây ra do vi khuẩn xâm nhập trực tiếp vào máu hoặc từ các ổ nhiễm khuẩn ở các mô tế bào như da, mô mềm, cơ, xương, khớp, hô hấp, tiêu hóa...

Nhiễm trùng máu cấp tính có nguyên nhân từ vi khuẩn lưu hành trong máu; chúng gây ra các triệu chứng lâm sàng đa dạng, làm suy đa phủ tạng, sốc nhiễm khuẩn với tỉ lệ tử vong rất cao có thể từ 20 - 50% các trường hợp.

Nguyên nhân nhiễm khuẩn huyết

Theo bác sĩ Bạch Thị Chính, Giám đốc Y khoa Hệ thống tiêm chủng Trẻ em và người lớn, khi xác định tình trạng nhiễm khuẩn huyết, bác sĩ sẽ xác định "ngõ vào" của vi khuẩn là ở da, hệ hô hấp, hệ tiêu hóa hoặc tiết niệu. Nhiễm khuẩn huyết chủ yếu gây ra do vi khuẩn xâm nhập trực tiếp vào máu hoặc từ các ổ nhiễm khuẩn ở các mô tế bào như da, mô mềm, cơ, xương, khớp, hô hấp, tiêu hóa...

1