Xem thêm

4 Loại Thuốc Điều Trị Loãng Xương Hiện Nay: Cách Sử Dụng, Liều Dùng

CEO Hưng Tabi
Việc sử dụng thuốc điều trị loãng xương là một trong những phương pháp hiệu quả dành cho những người bệnh. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc này cần tuân theo chỉ định của bác...

Việc sử dụng thuốc điều trị loãng xương là một trong những phương pháp hiệu quả dành cho những người bệnh. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc này cần tuân theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa để tránh tác dụng phụ và các vấn đề không mong muốn.

Chỉ Định Sử Dụng Thuốc Điều Trị Loãng Xương

Thuốc điều trị loãng xương được chỉ định sử dụng cho những người có mật độ xương thấp với điểm T từ -2,5 trở xuống, được chẩn đoán là loãng xương. Ngoài ra, những trường hợp có yếu tố nguy cơ loãng xương vẫn có thể sử dụng thuốc điều trị nếu được bác sĩ tư vấn. Tuy nhiên, để biết chắc cơ thể có đủ điều kiện sử dụng thuốc hay không, người bệnh cần trải qua quá trình đánh giá từ công cụ y khoa. Kết quả sẽ dựa trên mật độ xương và yếu tố nguy cơ.

Đối với các nguồn thực phẩm bổ sung, mặc dù không được quy định chi tiết như thuốc kê đơn, nhưng điều này không có nghĩa là luôn luôn an toàn cho tất cả người dùng. Ví dụ, chất bổ sung canxi từ thực vật, tảo,... được yêu cầu sử dụng để tăng cường sức khỏe cho xương khi cơ thể không thể tổng hợp qua chế độ ăn thông thường. Hàm lượng khuyến nghị là từ 1.000 - 1.200 mg/ngày. Tuy nhiên, việc tiêu thụ nhiều hơn mức này hoàn toàn không giúp xương khỏe hơn, ngược lại còn tăng nguy cơ sỏi thận, táo bón và tích tụ canxi trong máu.

Tương tự, đối với các loại thực phẩm chức năng bổ sung Vitamin D, người sử dụng cũng cần tuân theo các chỉ định cụ thể sau khi kiểm tra nồng độ chất trong máu. Thực tế, Stronti được quảng cáo là hữu ích đối với bệnh loãng xương nhưng chưa bao giờ được chấp thuận tại Mỹ. Một phiên bản kê đơn của Strontium Ranelate xuất hiện nhưng ngay sau đó bị loại bỏ ra khỏi thị trường do tác dụng phụ nghiêm trọng.

Vì vậy, dù thuốc kê đơn điều trị loãng xương hay thực phẩm chức năng, khi sử dụng, người bệnh cần tham khảo ý kiến bác sĩ để hiểu rõ về lợi ích và rủi ro có thể gặp.

Loãng Xương Uống Thuốc Gì?

Hiện nay, có rất nhiều loại thuốc điều trị loãng xương. Người bệnh cần tham khảo ý kiến bác sĩ để lựa chọn sản phẩm phù hợp nhất với tình trạng sức khỏe của mình.

Bisphosphonates

Bisphosphonates là loại thuốc loãng xương dành cho phụ nữ sau mãn kinh, người già, nam giới thuộc nhóm nguy cơ, như nghiện rượu bia, thuốc lá,... thuốc này có tác dụng ức chế quá trình hủy xương. Nhóm thuốc này có nhiều lựa chọn, chế độ sử dụng và nhãn hiệu khác nhau, bao gồm Alendronate, Ibandronate, Risedronate và Axit zoledronic.

Các tác dụng phụ có thể xảy ra gồm triệu chứng giống cúm như sốt, nhức đầu, ợ chua và suy giảm chức năng thận. Thậm chí, có nguy cơ xảy ra hoại tử xương hàm, gãy xương đùi do chấn thương thấp và các biến chứng nghiêm trọng khác. Nguy cơ này tăng khi dùng thuốc kéo dài trên 5 năm.

Hormone và Liệu Pháp Liên Quan Đến Hormone

Nhóm này bao gồm Estrogen, Testosterone và Raloxifene - chất điều biến thụ thể Estrogen chọn lọc. Liệu pháp Estrogen không chỉ có tác dụng điều trị loãng xương mà còn giảm các triệu chứng mãn kinh ở phụ nữ. Tuy nhiên, tác dụng phụ là tăng nguy cơ ung thư vú và sự phát triển của cục máu đông.

Liệu pháp Testosterone được sử dụng cho đàn ông có lượng hormone Testosterone thấp, giúp tăng mật độ xương, điều trị loãng xương và đem lại nhiều lợi ích khác cho sức khỏe.

Raloxifene có tác dụng tương tự như Estrogen nhưng không gây tác dụng phụ như tăng nguy cơ ung thư vú. Ngoài điều trị loãng xương, loại thuốc này còn được sử dụng để làm giảm nguy cơ ung thư vú ở một số phụ nữ.

Ngoài ra, Calcitonin-salmon là một loại hormone tổng hợp, có tác dụng làm giảm nguy cơ gãy xương sống. Hormone này có thể đưa vào cơ thể bằng đường tiêm hoặc hít trực tiếp qua mũi. Có một số tác dụng phụ như chảy nước mũi, chảy máu cam (đối với dạng hít), phát ban, đỏ mặt (đối với dạng tiêm) và nhiều triệu chứng nghiêm trọng hơn. Do đó, Calcitonin-salmon không được khuyến nghị là lựa chọn đầu tiên.

Thuốc Sinh Học

Denosumab là sản phẩm được sử dụng dưới dạng tiêm sáu tháng một lần cho phụ nữ và nam giới. Đây là lựa chọn thay thế khi các phương pháp điều trị khác không thành công.

Mặc dù Denosumab có thể sử dụng được khi suy giảm chức năng thận, nhưng cũng có một số tác dụng phụ nghiêm trọng như nhiễm trùng, tổn thương xương đùi, xương hàm,...

Thuốc Tăng Tạo Xương

Có ba loại thuốc này đem lại nhiều tác dụng có lợi đối với người bị loãng xương. Bao gồm Romososumab-aqqg, Teriparatide và Abaloparatide. Romososumab-aqqg đã được chấp thuận sử dụng cho phụ nữ sau mãn kinh đối mặt với nguy cơ gãy xương cao. Teriparatide và Abaloparatide là hai loại hormone tuyến cận giáp, được sử dụng hàng ngày trong 2 năm.

Sau khi ngưng dùng các sản phẩm này, lợi ích cũng sẽ mất, do đó người bệnh cần dùng đến một loại thuốc điều trị khác để duy trì sự phát triển của xương mới.

Nên Sử Dụng Thuốc Loãng Xương Trong Bao Lâu?

Bisphosphonates là loại thuốc điều trị loãng xương phổ biến nhất, thường được sử dụng trong ít nhất từ 3 - 5 năm. Sau đó, bác sĩ sẽ đánh giá các yếu tố nguy cơ để xác định liệu người bệnh cần tiếp tục sử dụng hay đổi sang thuốc mới hay không. Các tác dụng phụ gồm hoại tử xương hàm và viêm thực quản đã được ghi nhận. Người bệnh nên ngưng sử dụng Bisphosphonates sau 3 - 5 năm để hạn chế nguy cơ mắc phải, tuy nhiên con số này có thể thay đổi dựa vào mức độ loãng xương.

Một Vài Lưu Ý Khi Sử Dụng Thuốc Điều Chữa Loãng Xương Và Thực Phẩm Bổ Sung

Các loại thuốc loãng xương và thực phẩm chức năng bổ sung canxi, vitamin D rất cần thiết đối với quá trình điều trị. Tuy nhiên, khi sử dụng sản phẩm này, người bệnh cần cân nhắc một số lưu ý quan trọng:

  • Cẩn trọng khi dùng thuốc ở người lớn tuổi vì nhóm này có khả năng mắc các bệnh mãn tính cao. Do đó, người lớn tuổi nên kiểm tra, tham khảo cẩn thận trước khi chọn thuốc.
  • Tìm hiểu kỹ về thuốc trước khi mua, bao gồm: tên thuốc, thành phần hoạt chất, cơ chế hoạt động, khả năng gây dị ứng, thời gian phát huy tác dụng, cách bảo quản,...
  • Tìm hiểu kỹ về cách dùng thuốc, đọc kỹ các hướng dẫn trước khi sử dụng.
  • Tìm hiểu về khả năng tương tác giữa thuốc điều trị loãng xương và các loại thuốc, thảo dược, thực phẩm chức năng đang dùng khác.
  • Luôn kiểm tra hạn sử dụng trên chai thuốc và không dùng sản phẩm đã hết hạn.

Trung tâm Chấn thương chỉnh hình, Hệ thống BVĐK Tâm Anh, có đội ngũ chuyên gia đầu ngành, bác sĩ ngoại khoa giàu kinh nghiệm, tận tâm như TTND.GS.TS.BS Nguyễn Việt Tiến, PGS.TS.BS Đặng Hồng Hoa, TS.BS Tăng Hà Nam Anh, ThS.BS.CKII Trần Anh Vũ, BS.CKI Trần Xuân Anh, ThS.BS.CKI Lê Đình Khoa, TS.BS Đỗ Tiến Dũng, TS.BS.CKII Vũ Hữu Dũng,... Trung tâm cũng sở hữu hệ thống máy móc, trang thiết bị chẩn đoán hình ảnh hiện đại và quy trình chăm sóc hậu phẫu toàn diện.

Trên đây là tổng hợp 4 loại thuốc điều trị loãng xương đang được sử dụng phổ biến hiện nay. Hy vọng những cập nhật này sẽ giúp người bệnh tìm được sản phẩm phù hợp với tình trạng của mình. Tuy nhiên, việc tham khảo ý kiến từ bác sĩ chuyên khoa là thực sự cần thiết và quan trọng.

1