Xem thêm

Tại sao nghề y lại được đề cao trong xã hội này?

CEO Hưng Tabi
Mỗi ngành nghề đều có một đặc điểm riêng để tạo điểm nhấn thu hút ánh nhìn của mọi người. Bác Hồ từng tổng kết về người làm nghề y là người phải biết “lo...

Nghề y được đề cao trong xã hội Mỗi ngành nghề đều có một đặc điểm riêng để tạo điểm nhấn thu hút ánh nhìn của mọi người. Bác Hồ từng tổng kết về người làm nghề y là người phải biết “lo cái lo của người, vui cái vui của người”. Lòng nhân từ của những người làm ngành y luôn được đề cao và đây cũng chính là một đức tính cần có của một bác sĩ. Vậy sau đây, hướng nghiệp career.gpo.vn sẽ cùng bạn tìm hiểu lý do “Tại sao nghề y lại là nghề được đề cao trong xã hội này”.

1. Bạn hiểu gì về Bác sĩ?

Bác sĩ là ai?

Đối với con người, sức khỏe là quan trọng nhất. Do đó, nghề bác sĩ được sinh ra để góp phần bảo vệ sức khỏe và sự sống cho con người. Tuy nhiên, với từng chuyên ngành khác nhau, các bác sĩ sẽ phối hợp với nhau để chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Nhờ vậy, sức khỏe của mọi người luôn được đảm bảo, cuộc sống luôn trở nên tươi đẹp và dễ dàng hơn.

Bác sĩ

Bác sĩ thì làm gì?

Bác sĩ được chia làm nhiều chuyên ngành nhỏ khác nhau, mỗi chuyên ngành sẽ được đào tạo khác nhau, ví dụ như:

  • Bác sĩ đa khoa được đào tạo toàn diện, có nhiệm vụ khám và chữa bệnh ở các cơ sở y tế. Họ có kiến thức rộng bao gồm nhiều lĩnh vực y học khác nhau và đảm nhiên vai trò khám tổng quát cho bệnh nhân.

  • Bác sĩ chuyên khoa có chuyên môn sâu về một bộ phận nào đó trong cơ thể con người như các chuyên khoa: răng, tai - mũi - họng, mắt,… Ngoài ra, bác sĩ chuyên khoa cũng có thể chuyên về một lứa tuổi nhất định nào đó.

  • Bác sĩ ngoại khoa, công việc chủ yếu của bác sĩ ngoại khoa là tiến hành phẫu thuật cơ thể bệnh nhân. Công việc này đòi hỏi sự tập trung cao, sức khỏe tốt và điều quan trọng nhất bạn phải là người có “đôi bàn tay vàng”.

  • Bác sĩ thú y, công việc chủ yếu là chẩn đoán và chữa trị cho các loại động vật. Bác sĩ thú y có thể làm việc trong các vườn thú, khu bảo tồn thiên nhiên. Ngoài ra, họ cũng có thể mở phòng khám của riêng mình, chuyên nhận những “vật cưng” của các gia đình.

  • Bác sĩ phụ khoa, công việc của bác sĩ phụ khoa là khám định kỳ và không định kỳ cho các sản phụ, siêu âm, xét nghiệm,… để theo dõi sức khỏe và sự phát triển của thai nhi.

2. Các tố chất để trở thành Bác sĩ

Muốn trở thành một người Bác sĩ giỏi phải hội tụ đủ những tố chất sau mới có thể thành công:

  • Sự kiên trì, nhẫn nại: Đây là yếu tố sẽ giúp bạn giữ vững tinh thần để cứu chữa cho bệnh nhân. Ngoài ra, quá trình trở thành bác sĩ đòi hỏi tính kiên trì rất cao. Thời gian để trở thành bác sĩ có tay nghề vững chắc thường sẽ cần 9 - 10 năm. Vì vậy, bạn cần phải kiên trì thì mới có đầy đủ kinh nghiệm để hành nghề.

Bác sĩ

  • Sự can đảm: Công việc hằng ngày của người làm nghề y đa số phải tiếp xúc với máu, với các bộ phận trên cơ thể con người và cả với thi thể. Vì thế, nếu bạn không có lòng can đảm (sợ máu, yếu bóng vía) thì bạn sẽ không thể tiếp tục con đường này.

  • Lòng nhân đạo, tình người: Một người bác sĩ sẽ tiếp xúc rất nhiều với các bệnh nhân gặp phải các nỗi đau về thể xác lẫn tinh thần. Vì thế, họ phải có lòng nhân đạo, tình người thì mới có thể hiểu được nỗi đau của bệnh nhân và giúp bệnh nhân vượt qua được những giai đoạn khó khăn.

  • Cẩn thận, tỉ mỉ, trung thực: Công việc của người thầy thuốc có thể liên quan sự sống chết của bệnh nhân. Vì thế, các bác sĩ cần phải cẩn thận, tỉ mỉ hết sức có thể nếu không sẽ gây ra những lỗi lầm có thể ân hận cả đời.

  • Đôi bàn tay khéo léo: công việc của người thầy thuốc liên quan đến các bộ phận nhỏ trong cơ thể con người. Vì thế, họ cần có đôi bàn tay “vàng” để giúp họ chẩn đoán bệnh và đặc biệt là những ca mổ cứu sống mạng người.

Bác sĩ

3. Một số trường học đào tạo nghề Bác sĩ

Sau đây là một số trường đào tạo ngành Bác sĩ mà bạn có thể tham khảo:

  • Trường Đại học Y Hà Nội.
  • Trường Đại học Răng - Hàm - Mặt.
  • Học viện Quân y.
  • Trường Đại học Y Dược TP. HCM.
  • Trường Đại học Y Phạm Ngọc Thạch.

Trên đây chúng ta đã tìm hiểu về nghề "Bác sĩ". Bạn có thể tìm hiểu sâu hơn về nghề qua các nguồn sau:

  • Chia sẻ của chuyên gia về nghề "Bác sĩ chuyên khoa"
  • Bác sĩ nha khoa
  • Bác sĩ thú y - xu hướng tương lai

Minh Hằng

1